Mỗi khi đến thăm một vùng đất mới lạ nào, những món ăn đặc sản chắc chắn sẽ là một trong những điều được mọi người quan tâm nhất. Vậy đặc sản Hà Giang có gì đặc biệt? Hãy cùng đến với bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về những món ăn đặc sản tại cao nguyên này nhé!
Lẩu gà đen Hà Giang
Table of Contents
Đây cũng chỉ là một món lẩu bình thường nhưng nguyên liệu chính sẽ là gà đen. Đây là một loại gà đặc sản nổi tiếng của dân tộc H-mông. Họ thường ăn món lẩu này kèm với các loại rau đặc sản của vùng cao nguyên. Ví dụ như: cải mèo, bò khai,…khi thời tiết của cao nguyên đá Đồng Văn dần trở lạnh.
Đặc sản Hà Giang – Thắng cố Đồng Văn
Mùi thơm từ thảo quả, hạt dổi và củ sả khi được quyện với nhau sẽ tạo nên vị béo ngậy của thịt. Món ăn này sẽ giúp mọi người thấy ấm áp hơn vào tiết trời se lạnh. Do đó, những người đàn ông khi đi chợ Đồng Văn đều mong sẽ được ăn một bát thắng cố. Đồng thời, nhâm nhi vài ly rượu cùng các bạn bè. Theo quan niệm của người dân tộc, người nào có nhiều bạn thì sẽ được mời nhiều rượu. Người nào say sau khi đi chợ sẽ là người tốt phúc vì có nhiều bạn.
Thông thường, những gian hàng thắng cố sẽ được đặt ở khu vực giữa chợ, phía sau các khu bán đồ thực phẩm. Khi ăn thắng cố cần phải ngồi xổm, đặt thức ăn lên một tấm gỗ dài rồi ăn bằng muỗng gỗ. Ngoài ra, còn phải có một bát muối và ớt tươi dầm thật cay. Một muỗng thắng cố nóng hổi ăn cùng chút muối sẽ tạo nên hương vị rất đậm đà.
Đặc sản cao nguyên Hà Giang – Cơm lam Bắc Mê
Hà Giang được biết đến là nơi sở hữu những loại gạo nếp vô cùng thơm ngon và nổi tiếng. Đặc biệt là món cơm lam Bắc Mê, một đặc sản Hà Giang rất nổi tiếng từ đồng bào dân tộc Tày.
Cháo ấu tẩu Hà Giang
Tại Hà Giang có rất nhiều món ăn độc đáo khiến du khách khó mà quên được. Cháo ấu tẩu hay còn gọi là cháo đắng chính là một món ăn như thế.
Chỉ với một bát cháo ấu tẩu, mọi người sẽ được thưởng thức mọi cung bậc mùi vị khác nhau. Hương thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng quyện với gạo tẻ nấu nhuyễn. Vị bùi bùi của củ ấu đã được ninh kỹ hòa với nước hầm chân giò béo ngậy. Ngoài ra, còn có mùi lá thơm và lá gia vị. Bát cháo ấu tẩu trông thật hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, rau thơm cùng nước xương hầm,… Bởi vì có vị đăng đắng nên ngoài cái tên cháo ấu tẩu, món ăn này còn được gọi là cháo đắng.
Mặt khác, cháo ấu tẩu còn được xem là vị thuốc bổ giải cảm rất tốt. Loại đặc sản Hà Giang này hầu như mùa nào cũng có. Tuy nhiên, món ăn này chỉ được bán vào ban đêm. Có thể nói, việc thưởng thức một bát cháo ấu tẩu vào những đêm đông se lạnh cũng là một trải nghiệm thú vị dành cho những du khách khi tham quan Hà Giang.
Mèn mén Hà Giang
Cái tên mèn mén có nguồn gốc từ tiếng Quan Hỏa, Trung Quốc, có nghĩa là bột ngô hấp. Đây là một món ăn được làm từ những nguyên liệu rất bình thường. Tuy nhiên, hương vị lại rất thơm ngon và có nét đặc trưng riêng. Chắc chắn sẽ khiến mọi du khách nhớ mãi. Bởi lẽ, món ăn này được làm từ giống ngô ngon nhất của vùng.
Món ăn mèn mén từ lâu đã trở thành một món đặc sản không thể thiếu trong những dịp lễ Tết của người Mông tại Hà Giang. Họ quan niệm, người con gái Mông thì phải biết thêu thùa, thương yêu chồng con, chăm lo cho bố mẹ và nhất là phải biết nấu mèn mén.
Thắng dền
Đến thăm Đồng Văn, được ngồi bên bếp lửa để thưởng thức một bát thắng dền nóng hổi, thơm ngon trong mùa đông se lạnh chắc hẳn sẽ vô cùng tuyệt vời và ấm áp. Thắng dền trông khá giống bánh trôi tàu ở Hà Nội và bánh cống phù tại Lạng Sơn. Tuy nhiên, loại bánh đặc sản Hà Giang lại có một hương vị thơm ngon riêng biệt. Điểm đặc biệt nhất chính là bát nước dùng kèm với món bánh.
Các loại bánh đặc sản Hà Giang
Bánh tam giác mạch
Bánh tam giác mạch được làm từ loại hạt có cùng tên với nó. Sau mỗi mùa hoa, người dân sẽ thu hoạt hạt tam giác mạch để phơi khô rồi xay thành bột để làm bánh. Tuy loại hạt này nhỏ chỉ bằng một nửa hạt đậu đen nhưng lại có rất nhiều dinh dưỡng. Bởi vì được trồng trong môi trường tự nhiên nên hoa tam giác mạch không bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại.
Hạt của hoa tam giác mạch sau khi được thu hoạch về sẽ đem phơi khô rồi xay thành bột. Để làm được những chiếc bánh tam giác mạch đúng chuẩn cao nguyên đá sẽ còn cần một vài thứ khác. Cụ thể như: nước lọc, khuôn sứ hay khuôn thủy tinh.
Bánh hạt dền
Dân tộc Mông gọi hạt rau dền là “sú tù”, có nghĩa là gạo trời. Hạt rau dền có màu trắng trong, hình dạng tròn và nhỏ như hạt vừng. Mỗi gia đình thu hoạch được nhiều hay ít hạt sẽ tùy theo diện tích trồng ngô. Người dân thường sẽ chia ra một phần để làm giống, phần còn lại dùng để làm bánh. Sú tù sau khi được rang nổ tách vỏ sẽ được nghiền thành bột. Tiếp theo là được pha chế với mật ong bạc hà, mật mía hoặc đường để làm bánh chè lam. Ngoài ra, sau khi rang lên có thể trộn với đường và mật rồi cán thành bánh bỏng.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu rõ về những loại đặc sản Hà Giang vô cùng nổi tiếng và đặc biệt. Mong rằng mọi người sẽ có được những trải nghiệm đáng nhớ khi tham quan và thưởng thức các món đặc sản phong phú tại vùng đất cao nguyên này.